Túi cám lợn phế thải, đèn lồng Hội An, gạch bông... rất rẻ ở Việt Nam nhưng bán rất đắt ở nước ngoài

Dưới góc nhìn kinh doanh có thể thấy 1 bài học vô cùng quý giá đó là: tại các nước phát triển thì xu hướng thích dùng hàng làm bằng tay thủ công. Đa số giới sành điệu, con nhà giàu, đại gia ... lại hay dùng những Sản phẩm "Man Made". Cụ thể:  Túi chế từ bao bì để cám lợn ở Việt Nam chi là phế thải vứt thùng rác thì  bán đắt như tôm tươi ở Nhật. Gạch bông lát nển ở Việt Nam  giờ chỉ người thật nghèo mới dùng thì tại nhiều nước thứ gạch làm thủ công này chỉ đại gia mới dùng, đèn lồng Hội An cũng thuộc loại sản phẩm làm bằng tay mà người nước ngoài rất thích...  Chi tiết bài viết dưới đây  có thể làm cảm hứng cho nhiều người Việt hiểu và tận dụng được lợi thế cạnh tranh của nước mình để làm giàu.

Vỏ bao cám con cò được coi là những thứ “vứt đi” ở Việt Nam, mà lại có thể gây nên một “cơn sốt” tại Nhật thì lại càng khiến người ta tò mò.
Hình ảnh những cô gái trẻ trong những bộ quần áo sành điệu đeo bên mình chiếc túi cám lợn có nguồn gốc từ Việt Nam khiến không ít người Việt phải ngạc nhiên và suy ngẫm.
http://enoithat.vn
Mới đây, thành viên của diễn đàn Otofun có tên là Phan Đức Thái đã chia sẻ những hình ảnh rất thú vị về cuộc sống giới trẻ của Nhật Bản với những chiếc túi làm từ bao tải đựng cám chăn nuôi có đổ mực máy in chữ tiếng Việt.

Theo thành viên chia sẻ bức ảnh này, đây là những sản phẩm được bán tại Nhật, có mức giá từ 2.000 yên đến 4.000 yên, tương đương hơn 400.000 đồng đến 800.000 đồng.

http://enoithat.vn

Loại túi thời trang này cũng được bán khá phổ biến ở trên các trang web thương mại của Nhật Bản, website này chuyên kinh doanh các sản phẩm túi Việt Nam hoặc đồ thủ công xuất xứ châu Á. Theo quảng cáo thì những chiếc túi này khá chắc chắn, kích cỡ trung bình 40 x 30 x 10 cm, có 2 dây, là hàng tái chế. Sản phẩm nặng 220 gram, luôn có sẵn.
http://enoithat.vn
Những cô nàng tự tin với túi tái chế in hình những chú lợn hay con cò

Được biết, những chiếc túi này được tái chế từ bao thức ăn chăn nuôi của các đơn vị trong nước. Đây là một trong những thói quen tiêu dùng xanh nhằm hạn chế sử dụng bao nilon, bảo vệ môi trường.

Túi bán trên web
Giới trẻ Nhật Bản có xu hướng thời trang khá phóng khoáng, họ không ngần ngại sử dụng những chiếc túi tái chế để làm phụ kiện đi kèm bộ cánh của mình khi ra đường.